Các hàm thông dụng trong Excel

Lượt xem:

Đọc bài viết

SUM (Hàm SUM)

Ví dụ:

  • =SUM(A2:A10) Cộng các giá trị trong các ô A2:10.
  • =SUM(A2:A10, C2:C10) Cộng các giá trị trong các ô A2:10, cũng như các ô C2: C10.

    Có thể kết hợp hàm SUM với đối số value_if_true thuộc hàm IF để cộng các giá trị trong cột B, C và D nếu tất cả các ô trong cùng hàng có cả ô chứa giá trị và ô trống:

    =IF(AND($B2<“”, $C2<>””, $D2<>””), SUM($B2:$D2), “Value missing”)

HÀM IF

HÀM IF là hàm điều kiện (Nếu… thì…)

Cú pháp cho hàm IF như sau:

IF (logical_test, [value_if_true], [value_if_false])

Như bạn thấy, hàm IF có 3 tham số, nhưng chỉ có tham số đầu tiên là bắt buộc phải có, còn 2 tham số còn lại là không bắt buộc

  • logical_test: Là một giá trị hay biểu thức logic có giá trị TRUE (đúng) hoặc FALSE (sai). Bắt buộc phải có. Đối với tham số này, bạn có thể chỉ rõ đó là ký tự, ngày tháng, con số hay bất cứ biểu thức so sánh nào.

Ví dụ: Biểu thức logic của bạn có thể là hoặc B1=”sold”, B1<12/1/2014, B1=10 hoặc B1>10.

  • Value_if_true: Là giá trị mà hàm sẽ trả về nếu biểu thức logic cho giá trị TRUE hay nói cách khác là điều kiện thỏa mãn. Không bắt buộc phải có.

Ví dụ: Công thức sau sẽ trả về từ “Good” nếu giá trị ở ô B1 lớn hơn 10: =IF(B1>10, “Good”)

  • Value_if_false: là giá trị mà hàm sẽ trả về nếu biểu thức logic cho giá trị FALSE hay nói cách khác là điều kiện không thỏa mãn. Không bắt buộc phải có.

Ví dụ: Nếu bạn thêm biến thứ 3 là “Bad” vào công thức ở ví dụ trên, nó sẽ trả về từ “Good” nếu giá trị ở trong ô B1 lớn hơn 10, còn nếu ngược lại thì giá trị trả về sẽ là “Bad”: =IF(B1>10, “Good”, “Bad”)

Excel IF function - formula example

Xem thêm tại đây

Hàm VLOOKUP

Hàm VLOOKUP là hàm tham chiếu, lấy dữ liệu để tính toán

Công thức của hàm VLOOKUP trong Excel 2016, 2013, 2010, 2007, 2003

Hàm VLOOKUP trong Excel có công thức như sau:

 =VLOOKUP(lookup_value,table_array,col_index_num,[range_lookup])

Trong đó:

  • VLOOKUP: Là tên hàm
  • Các tham số in đậm bắt buộc phải có.
  • lookup_value: Giá trị dùng để dò tìm
  • table_array: Bảng chứa giá trị cần dò tìm, để ở dạng giá trị tuyệt đối với dấu $ đằng trước, ví dụ: $A$3:$E$40.
  • col_index_num: Thứ tự của cột chứa giá trị dò tìm trên table_array. Ví dụ trong bảng $A$3:$E$40, cột B chứa giá trị cần dò tìm thì col_index_num ở đây sẽ là 2; bảng $C$3:$F$40, cột E chứa giá trị dò tìm, thì col_index_num ở đây là 3.
  • range_lookup: Là phạm vi tìm kiếm, TRUE tương đương với 1 (dò tìm tương đối), FALSE tương đương với 0 (dò tìm tuyệt đối). Tham số này không bắt buộc phải luôn có trong công thức.

Xem thêm cách dùng hàm Vlookup tại đây

Xem video sử dụng hàm Vlookup